Mụn vẫn luôn là kẻ thù muôn đời của làn da. Chúng ta muốn loại bỏ những vết mụn xấu xí đó bằng cách nặn mụn. Nhưng điều chúng ta lo sợ hơn cả mụn đấy là thâm và chúng ta vẫn không ngừng đặt ra những câu hỏi: “có nên nặn mụn không?” hay là “nặn mụn có bị thâm không?” Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.
Có nên nặn mụn không?
Trả lời cho câu hỏi trên thì không có một câu trả lời chính xác tuyệt đối. Đó là tùy thuộc vào từng loại mụn mà bạn sẽ đưa ra quyết định có nên nặn hoặc không nên nặn mụn.
Khó tránh được “cám dỗ” nặn mụn khi soi gương. Nguồn: @vinmec
Mụn chỉ nên được nặn khi bạn có thể đảm bảo sẽ thực hiện đúng cách, đúng bước và đúng loại mụn được phép nặn. Và đặc biệt sẽ có cách xử lý khác nhau cho những loại mụn khác nhau.
Nên nếu bạn không đảm bảo được những yêu cầu trên thì không nên tự ý nặn mụn vì sẽ làm cho tình trạng da càng tồi tệ hơn do cấu trúc da bị vỡ và viêm khiến mụn càng lây lan và phát triển mạnh mẽ hơn.
Và nên nhớ dưới đây là những loại mụn bạn không nên nặn: mụn không nhân, mụn mủ, mụn viêm không nhân, mụn viêm, nang, nốt,… Vì đây là những loại mụn này nằm ở sâu bên trong da. Nên nêú bạn có gắng nặn chúng sẽ có thể khiến vết mụn bị nhiễm trùng và để lại sẹo thậm chí là sẹo rỗ.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nặn mụn ẩn chuẩn y khoa.
Nặn mụn có bị thâm không?
Với câu hỏi trên cũng không thể có một câu trả lời chính xác vì có thể là có cũng có thể là không. Nặn mụn có bị thâm không được quyết định bởi cách bạn chăm sóc da sau nặn mụn.
Nặn mụn có bị thâm không? Nguồn: @melatec
Nặn mụn sai cách hoặc chăm sóc da sau nặn mụn sai cách chắc chắn sẽ để lại vết thâm mụn. Nặn mụn sai cách ở đây có thể là nặn sai những loại mụn không nên nặn như mụn viêm, mụn mủ hoặc là do trong lúc nặn tay và dụng cụ nặn không được tiệt trùng sạch sẽ khiến lại da bị tổn thương, nhiễm khuẩn và gây ra sẹo thâm.
Còn những vết đỏ do nặn mụn sẽ nhanh chóng biến mất mà không để lại seo khi bạn nặn mụn đúng cách và đúng loại mụn.
Vậy nặn mụn có bị thâm không? Dưới đây là 5 bước chăm sóc da sau nặn mụn để không để lại thâm mụn.
5 bước chăm sóc da sau nặn mụn
Để câu hỏi “ Nặn mụn có bị thâm không?”, cách giảm/ hết thâm mụn sau nặn mụn thì chúng tôi gợi ý bạn 5 bước chăm sóc da như sau:
Bước 1: Làm sạch da đúng cách
Làn da mới nặn mụn xong sẽ rất nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn nên cần được làm sạch bằng những sản phẩm dịu nhẹ và đảm bảo an toàn. Thời điểm này nước muối sinh lý là lựa chọn hàng đầu cho việc dùng để làm sạch làn da.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ dành riêng cho da mụn, da đang treatment và đừng quên bước thoa toner để làm cân bằng da.
Làm sạch da rất quan trọng sau khi nặn mụn. Nguồn: @vinmec
Bước 2: Chườm đá lạnh cho da
Dù là bạn tự nặn ở nhà hay da cơ sở da liễu để nặn mụn thì cũng không thể tránh khỏi việc làn da bị sưng, có một chút cảm giác đau và bị mẩn đỏ ở vết nặn mụn. Tuy nhiên đừng lo lắng sau khi chườm đá tình trạng đó sẽ giảm đáng kể.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một vài viên đá sach, sau đó bọc vào khăn sạch và chườm lên vùng da vừa nặn mụn. Nhưng lưu ý chỉ nên chườm 5 phút vì để lâu làn da sẽ có nguy cơ bị phỏng lạnh.
Việc chườm lạnh sẽ giúp vết nặn mụn giảm sưng và giảm đau hơn. Nguồn: @baolaodong
Bước 3: Đắp mặt nạ cho da
Bạn nên sử dụng những loại mặt nạ dưỡng da có nguồn gốc từ thiên nhiên như bột yến mạch, trái cây,… Những nguyên liệu trên vừa an toàn lại không chứa hoá chất lại vừa có thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương da, đồng thời giảm tình trạng thâm nám và sẹo…
Mặt nạ yến mạch cung cấp các vitamin giúp làn da nhanh hồi phục sau nặn mụn. @suutam
Bước 4: Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm thâm
Nếu nhắc đến các hoạt chất góp phần hỗ trợ giảm thâm mụn thì không thể không nhắc đến bộ ba hoạt chất: Niacinamide, Pantothenic Acid (Vitamin B5), Hyaluronic Acid với tác dụng giúp giảm thâm, cấp ẩm nhẹ nhàng cho làn da, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi và sản sinh ra hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa tình trạng bong tróc và dưỡng da trở nên sáng khỏe đều màu.
Và khi nhắc đến sản phẩm hỗ trợ giảm thâm mụn cho thì không thể không thể không nhắc đến Actidem Derma Extra Gel. Sản phẩm này ngoài có đầy đủ ba hoạt chất trên còn chưa các hoạt chất có tác dụng giảm mụn như: Potassium Azeloyl Diglycinate (Azelaic Deriv), Glycolic Acid, Lactic Acid, Centella Asiatica Extract,....
Actiderm Derma Extra Gel sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Nặn mụn có bị thâm không?”
Bước 5: Sử dụng kem chống nắng
Rất nhiều người sẽ bỏ qua bước này vì cho rằng kem chống nắng sẽ làm làn da bị bít tắc và mọc mụn. Điều này hoàn toàn sai. Đặc biệt là với làn da mới bị nặn mụn đang còn rất yếu thì PHẢI sử dụng kem chống nắng để ngăn các tia cực tím gây tổn thương cho da.
Thoa kem chống nắng sẽ giúp da tránh được những tổn thương do tia UV gây ra. Nguồn: @songkhoevadep
Kết lại bạn có thể tự nặn mụn nếu hiểu rõ về các loại mụn trên da cũng như quy trình nặn mụn an toàn hoặc cũng có thể tới các cơ sở da liễu để nặn. Nhưng câu trả lời là không với câu hỏi “Nặn mụn có bị thâm không?” thì bạn hãy đọc kỹ 5 bước chăm sóc da đã được đề cập ở trên nhé.