Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 trên Tạp chí của Học viện Da liễu Châu Âu cho biết má, cằm, hàm là những khu vực dễ xuất hiện mụn nhất đối với phụ nữ. Vậy mụn dưới cằm là mụn gì? Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn mọc dưới cằm và cách điều trị như thế nào là đúng nhất?
Mụn dưới cằm là mụn gì? Phân loại các loại mụn dưới cằm
Có rất nhiều loại mụn khác nhau và để hiểu mụn dưới cằm là mụn gì thì chúng ta có thể phân biệt chúng qua những dấu hiệu như sau:
- Mụn trứng cá (mụn bọc, mụn mủ): là loại mụn có kích thước lớn, bị sưng đỏ, khi sờ vào sẽ thấy đau nhiều.
- Mụn đầu trắng: là mụn màu trắng có đầu ẩn dưới một màng da mỏng và không trồi hẳn lên.
- Mụn đầu đen: là mụn mọc rất ít ở cằm, do bị oxy hóa nên đầu mụn sẽ thành màu đen.
- Mụn ẩn: là loại mụn rất khó nhìn thấy bằng mắt, có thể nhận biết mụn ẩn bằng cách sờ tay vào sẽ có cảm giác sần sùi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn dưới cằm
Sau khi biết được mụn dưới cằm là mụn gì thì điều thắc mắc nữa của chị em đó là nguyên nhân gây mụn ở cằm. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn dưới cằm, đó là:
Rối loạn hormone
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn ở cằm đó chính là do rối loạn hormone – nội tiết tố. Theo đó, các nốt mụn dưới cằm thường có xu hướng xuất hiện vào nửa sau của chu kỳ hoặc ngay trước khi kỳ kinh nguyệt sắp đến.
Vì lúc này, lượng estrogen trong máu tăng cao và cơ thể cũng sản xuất nhiều testosterone hơn, nội tiết tố làm tăng kích thước và hoạt động của các tuyến dầu trên da gây ra mụn.
Ngoài ra, một số chị em còn có thể bị mất cân bằng nội tiết tố khi sử dụng hay ngừng sử dụng thuốc tránh thai và gây ra mụn.
Rửa mặt không đúng cách
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cằm bị mọc mụn. Thông thường chúng ta nên rửa mặt với tần suất 2 lần/ngày là hợp lý. Nhưng nếu như rửa mặt không kỹ hoặc rửa quá nhiều thì sẽ dễ gây ra mụn trên cằm, mũi…
Đặc biệt, việc rửa mặt không kỹ cũng là một trong những tác nhân gây ra mụn và nhiều người không biết mụn dưới cằm là mụn gì. Thường thì đó sẽ là những loại mụn như: mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ.
Dùng những sản phẩm chăm sóc, làm đẹp da không phù hợp
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da và mỗi một loại sẽ có những thành phần khác nhau. Nếu như không tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ chọn phải những sản phẩm không phù hợp với tình trạng da của mình thì sẽ khiến da mọc mụn.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt
Nếu bạn thường xuyên ăn đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, ít ăn rau xanh hay uống ít nước lọc mỗi ngày cũng có thể gây ra tình trạng mụn mọc dưới cằm và nhiều vị trí khác như má, trán.
Bên cạnh đó, nếu như bạn ngủ không đủ giấc, tâm trạng thường xuyên căng thẳng, lo âu cũng sẽ góp phần thúc đẩy tình trạng mụn dưới cằm.
Xem thêm: Các bước skincare tối cho da mụn
Cách điều trị mụn dưới cằm
Tùy vào loại mụn dưới cằm là mụn gì cũng như nguyên nhân gây ra mụn dưới cằm mà chúng ta sẽ có cách điều trị tình trạng này khác nhau, cụ thể là:
Cách trị mụn cám ở cằm
Đối với các loại mụn nhẹ như mụn cám, mụn đầu trắng, mụn đầu đen thì các bạn có thể áp dụng các phương pháp trị mụn đơn giản như:
Cách trị mụn ở cằm.
- Thoa kem trị mụn: Lựa chọn những sản phẩm có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic để giúp làm khô mụn trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Dùng các nguyên liệu thiên nhiên như: dầu dừa, nha đam… để trị mụn. Đây là những nguyên liệu có các hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm sẽ giúp loại bỏ mụn hiệu quả.
Cách trị mụn bọc ở cằm
Đối với mụn bọc và những loại mụn cứng đầu hơn thì chị em nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của mụn ở cằm, bác sĩ có thể đề xuất những phương án điều trị mụn như sau:
- Sử dụng những loại kem, thuốc bôi ngoài da có thể chứa các chất retinoid, benzoyl peroxide hoặc kháng sinh có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm dầu và thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn.
- Sử dụng liệu pháp laser có thể giúp làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da tối ưu.
- Với một nốt mụn lớn hoặc mụn có mủ thì bác sĩ có thể tiến hành nặn để lấy ra nhân mụn.
Xem thêm: Tips giảm mụn ẩn ngừa thâm dưới 200 cành
Một số điều cần lưu ý khi điều trị mụn ở cằm tại nhà
Bên cạnh việc tìm hiểu mụn dưới cằm là mụn gì cùng nguyên nhân gây mụn thì trong quá trình điều trị mụn ở cằm thì các bạn cần phải chú ý một số điều quan trọng sau đây:
- Không nên tự ý nặn mụn sẽ có nguy cơ gây viêm nhiều hơn và hình thành sẹo.
- Chỉ rửa mặt hai lần mỗi ngày, tránh rửa mặt quá thường xuyên vì có thể gây kích ứng da, khiến mụn mọc nhiều hơn.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ góp phần hạn chế mụn.
- Dùng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng hàng ngày để chống tình trạng mụn bị thâm.
Với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp thì quý bạn đọc đã phần nào biết được mụn dưới cằm là mụn gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ da liễu để có được cách điều trị chuẩn xác và hiệu quả nhất nhé.