Top 5 cách trị mụn cám ở mũi tại nhà hiệu quả và an toàn

Đăng bởi Actidem vào lúc 05/07/2024

Vùng mũi cũng là một vùng thường xuyên gặp phải vấn đề về tình trạng mụn do đổ dầu nhiều kết hợp với nhiều yếu tố khác. Nếu ai đang mắc phải mụn cám ở cùng này thì chắc hẳn cũng đang tìm kiếm giải pháp cho nó. Hãy tham khảo các cách trị mụn cám ở mũi bạn có thể thực hiện ngay tại nhà dưới đây.

Dấu hiệu mụn cám ở mũi

Để phân biệt mụn cám với các loại mụn khác ở mũi, bạn có thể cân nhắc đến một số dấu hiệu sau đây:

  • - Mụn nhỏ li ti
  • - Trắng nhân và có thể là màu vàng đục hoặc ngà đen
  • - Ít bị sưng đỏ và ít đau.
  • - Có thể xuất hiện nhiều mụn ở cùng một vùng.
  • - Dễ bị viêm nhiễm khi bị nặn.

Nguyên nhân dẫn đến mụn cám ở mũi

Để biết cách trị mụn cám ở mũi bạn nên hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến mụn cám ở mũi là gì. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các lý do chính.

Tính dầu của da và sự tắc nghẽn lỗ chân lông

Một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn cám trên mũi là do tính dầu của da và sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Da mặt chúng ta sản sinh dầu nhờn để bảo vệ da khỏi sự mất nước nhưng khi lượng dầu này tiết quá nhiều, hoặc khi lỗ chân lông bị tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết và mỹ phẩm, dầu nhờn không thể thoát ra được, dẫn đến tắc nghẽn và hình thành mụn cám.

Nguyên nhân dẫn đến mụn cám ở mũi

Mụn cám ở mũi hình thành do sự tác nghẽn lỗ chân lông

Vi khuẩn Propionibacterium acnes

Vi khuẩn P. acnes là một loại vi khuẩn phổ biến trên da của chúng ta, đặc biệt là trong các lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị tắc, môi trường ẩm ướt và ít oxy làm cho vi khuẩn này có điều kiện để sinh sôi và phát triển, gây ra mụn cám.

Sự thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì của thanh thiếu niên, có thể làm tăng sản xuất dầu nhờn trên da. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng của mụn cám trên mũi và khuôn mặt do sự cân bằng nội tiết tố bị ảnh hưởng.

Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng mụn cám

Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng mụn cám

Tác động của môi trường và lối sống

Môi trường sống và các thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến mụn cám. Ví dụ, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp hoặc không làm sạch da đầy đủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mụn cám.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định liệu ai có khả năng cao bị mụn cám hay không. Nếu trong gia đình có người từng bị mụn cám, người thừa hưởng yếu tố di truyền này có thể dễ dàng mắc phải vấn đề tương tự.

Cách trị mụn cám ở mũi tại nhà

Các cách trị mụn cám ở mũi tại nhà cũng khá đơn giản với các nguyên liệu có ngay trong tủ nhà của bạn, tham khảo để áp dụng nhé!

Sử dụng nước cốt chanh

Nước cốt chanh là một cách trị mụn cám ở mũi tự nhiên được sử dụng rộng rãi để làm sạch và làm dịu da vì trong chanh có nhiều vitamin C và axit citric giúp làm sáng và kháng khuẩn da. Ngoài ra, vitamin C làm giảm sự sản sinh dầu nhờn trên da và làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn từ lỗ chân lông, ngăn ngừa sự hình thành mụn cám.

Dùng nước cốt chanh là cách trị mụn cám ở mũi hiệu quả

Dùng nước cốt chanh là cách trị mụn cám ở mũi hiệu quả

Để áp dụng, bạn có thể pha loãng nước cốt chanh với nước và dùng bông tẩy trang thấm đều lên vùng mũi bị mụn cám sau khi đã rửa sạch mặt. Để khô tự nhiên và không cần rửa lại, có thể thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả tối ưu.

Đắp mặt nạ cà chua là cách trị mụn cám ở mũi

Mặt nạ cà chua là một liệu pháp tự nhiên hiệu quả trong việc làm giảm mụn cám trên mũi, nhờ vào các thành phần chứa trong cà chua như lycopene và axit salicylic. Lycopene là chất chống oxy hóa giúp làm dịu da và giảm viêm, trong khi axit salicylic làm sạch sâu lỗ chân lông và ngăn ngừa sự hình thành mụn. 

Để làm mặt nạ cà chua, bạn nghiền nhuyễn một trái cà chua và thoa đều lên vùng mũi đã làm sạch sau đó, để mặt nạ khô tự nhiên khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Hãy thực hiện 2-3 lần một tuần để giảm thiểu mụn cám và làm sạch da vùng mũi hiệu quả.

Dùng mật ong nguyên chất

Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng làm dịu các vùng da bị viêm và giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Để áp dụng, bạn chỉ cần thoa một lớp mật ong nguyên chất mỏng lên vùng mũi bị mụn cám, massage nhẹ nhàng và để khoảng 15-20 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.

Mật ong là nguyên liệu tốt cho da

Mật ong là nguyên liệu tốt cho da

Trước khi thoa mật ong, hãy đảm bảo vùng mũi của bạn được làm sạch để tăng độ hiệu quả. Hãy thực hiện hai lần một tuần để giúp làm sạch và giảm thiểu mụn cám hiệu quả nhé.

Cách trị mụn cám ở mũi bằng dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit lauric và các chất chống oxy hóa giúp làm sạch bụi bẩn và mỡ thừa, làm dịu da và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Nhờ vậy mà dầu dừa cũng là một nguyên liệu thường được sử dụng để trị mụn cám ở mũi. 

Để sử dụng, bạn có thể lấy một lượng nhỏ dầu dừa nguyên chất và thoa đều lên vùng mũi bị mụn cám, cũng thực hiện việc massage nhẹ nhàng và bạn có thể để qua đêm và rửa sạch da vào buổi sáng hôm sau. Thực hiện việc làm này khoảng 3-4 lần/tuần để giảm thiểu mụn cám và làm sạch da mũi một cách hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm mụn

Để góp phần làm nhanh quá trình khô nhân mụn và đẩy chúng ra ngoài, bạn có thể sử dụng sản phẩm trị mụn cám chuyên biệt như Gel giảm mụn Actidem Derma Gel. Được thế kế dưới dạng gel dễ dàng thẩm thấu vào da, bạn có thể kết hợp nó trong việc chăm sóc da hằng ngày sau bước rửa mặt và trước bước dưỡng ẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ưu điểm của gel giảm mụn Actidem

Ưu điểm của gel giảm mụn Actidem

Trong gel này chứa các thành phần chính là BHA, AHA nên có khả năng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông để từ đó làm sạch và giúp loại bỏ đi lớp sừng trên bề mặt. Ngoài ra, ZinC PCA còn giúp kiểm soát điều tiết bã nhờn và B5 trong gel sẽ hỗ trợ kích thích da phục hồi sau mụn nhanh chóng. 

Có nên nặn mụn cám ở vùng mũi không?

Bạn KHÔNG nên tự ý nặn mụn cám vì khi không biết cách nặn, tình trạng mụn có thể trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số nguy cơ khi bạn nặn mụn không đúng cách.

Nhiễm trùng 

Vùng mũi là khu vực rất nhạy cảm và có nhiều mạch máu nên nặn mụn cám có thể dễ dàng gây nhiễm trùng nếu không được thực hiện đúng cách. Việc lấy mụn cám bằng tay không sạch sẽ hoặc không cẩn thận có thể dẫn đến viêm nhiễm và cảm giác đau đớn.

Tình trạng tái phát

Nặn mụn cám chỉ tạm thời loại bỏ mụn hiện tại mà không giải quyết tận gốc của vấn đề. Nếu các biện pháp dưỡng da và chăm sóc không đúng cách, mụn cám có thể tái phát mạnh mẽ và dễ dàng hình thành mụn viêm.

Nặn mụn có thể khiến viêm nhiễm da và tái phát mụn

Nặn mụn có thể khiến viêm nhiễm da và tái phát mụn

Ảnh hưởng đến cấu trúc da

Việc nặn mụn cám ở vùng mũi có thể gây tổn thương da và làm hỏng cấu trúc lỗ chân lông, gây ra sẹo lâu dài hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ mụn sưng to. Điều này có thể dẫn đến các vết thâm, sẹo lõm hoặc sẹo lồi khó điều trị sau này.

Nếu muốn nặn mụn hãy đảm bảo việc tuân thủ các quy trình đúng cách và có thể có sự can thiệp của các chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bạn. Trước hết, bạn hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và chăm chỉ chăm sóc da mỗi ngày để có thể khiến da được khỏe đẹp từ trong ra ngoài. 

Và đó là toàn bộ nội dung về cách trị mụn cám ở mũi để bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Actidem chúc bạn sẽ có một làn da khỏe đẹp và mịn màng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Actidem Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
0931090097